Ngày 08/3/2024, Sở Công Thương có Công văn số 512/SCT-KHTCTH, yêu cầu Trưởng các phòng chuyên môn; Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở chỉ đạo thực hiện các nội dung sau nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Ảnh minh họa
Theo đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh: Theo dõi sát diễn biến giá xăng, dầu, điện, kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá khi có sự biến động lớn về giá đối với các mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết tại các địa bàn xảy ra thiên tai, bão lũ, các khu vực bị cách ly phong tỏa. Kiểm soát chặt chẽ đối với công tác kê khai giá, niêm yết giá; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình thị trường giá cả, công khai, minh bạch thông tin về giá; hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống nhân dân; tăng cường công tác tổng hợp, phân tích dự báo thị trường giá cả, thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định. Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, việc chấp hành pháp luật về giá các mặt hàng thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
Đối với Phòng Quản lý thương mại: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động khuyến mại, giảm giá, kích cầu tiêu dùng... qua đó hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, giá xăng dầu để kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Xây dựng, thực hiện chương trình bình ổn thị trường, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn thị trường, bình ổn các mặt hàng thiết yếu.
Đối với Phòng Quản lý năng lượng: Phối hợp với Phòng Quản lý thương mại và các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra và giám sát trong việc thực hiện giá bán điện theo quy định.
Đối với Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Phòng Quản lý công nghiệp, Phòng Kỹ thuật, An toàn và Môi trường, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Phòng Quản lý thương mại trong công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp, cung cấp số liệu, tài liệu thuộc lĩnh vực quản lý khi có yêu cầu.
- Tăng cường hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể lĩnh vực Công Thương (18-03-2024)
- Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh (18-03-2024)
- Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 (18-03-2024)
- Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (18-03-2024)
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hòa Bình và Phòng triển lãm, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hòa Bình (18-03-2024)